26 tháng 12, 2011

Dù có tham gia các hạng mục công tác hay không, tu luyện luôn là ưu tiên hàng đầu

Tác giả: Cửu Tiêu
 
Khi tôi đọc bài "Kính trọng Sư Phụ kính trọng Pháp, hãy đặt công tác đúng vị trí" tôi cũng cảm nhận như vậy. Nơi đây tôi muốn bàn về kinh nghiệm của tôi trong việc thực hiện các hạng mục công tác mà học viên Đại Pháp tại hải ngoại sáng lập.


Trong giai đoạn đầu của cuộc đàn áp, các học viên Đại Pháp đã tạo lập một số hạng mục như là truyền thông nhằm mục đích phơi bày cuộc bức hại và hồng Pháp. Chúng đã đóng vai trò nhiệm vụ này trong hơn suốt một thập kỷ qua thực hiện công tác nói rõ sự thật một cách có hiệu quả đồng thời nâng cao vị thế Đại Pháp tại địa phương và cả bên ngoài. Qua đó, ngăn chặn và ức chế tà ác một cách có hiệu quả.

Chính vỉ lý do này, học viên Đại Pháp đã nhầm lẫn mối quan hệ giữa tu luyện và các hạng mục công tác Đại Pháp. Hạng mục của các học viên Đại Pháp có khả năng ngăn chặn tà ác không phải vì bản thân các hạng mục này vĩ đại.  Mà lý do chính là các học viên Đại Pháp đã tu luyện thật tốt trong quá trình triển khai các hạn mục, đã chứng thực được Pháp và thể hiện sức mạnh của Đại Pháp thông qua các hạng mục công tác này. Xem tiếp...

12 tháng 12, 2011

KINH VĂN: CHÚ Ý TỰ TÂM SINH MA

Tôi dành thời gian đọc một nửa của một bản thảo chuyển đến từ Minh Huệ Net [tiếng Trung]. Văn chương viết được tốt, tuy rằng nhận thức hữu hạn, có một số chỗ nhận thức về Pháp Lý và kết cấu vũ trụ không chuẩn xác, khẩu khí cũng lớn lắm, nhưng cơ điểm là tốt, có thể phát [hành] từng phần từng phần một.

Về bút danh của [những] bài này và [những] người liên hệ để thúc đẩy xuất bản, [tôi thấy rằng] khẩu khí rất là bất hảo, những cách nói nào là [những] bài này cao siêu hơn cả «Cửu Bình», nào là khai ngộ rồi, nào là dẫn dắt đệ tử Đại Pháp thế giới đến một độ cao mới siêu việt hơn, nào là chư Thần gia trì cho sáng tác này, v.v., [tôi thấy] cần chỉ rõ ra, rằng không được cứ làm được chút việc thì nhân tâm liền bành trướng quá lên như thế, dẫn dắt tiến trình đệ tử Đại Pháp thì chỉ có Sư phụ.

May là [những] bài viết vẫn còn lý tính, để họ chỉnh khẩu khí của văn chương đừng lớn như thế nữa, dẫu sao thì họ cũng là người tu luyện. Nếu không [dù] làm việc tốt [thì] chư Thần cũng không coi trọng.

Lý Hồng Chí
8 tháng Chạp, 2011

 _______________________________________________________________________
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2011/12/8/250321.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/12/8/129987.html.
Dịch thô, ngày: 10-12-2011. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
cơ điểm: điểm nền tảng, xuất phát diểm, nền tảng luận cứ.
Cửu Bình: gọi tắt của Cửu bình cộng sản đảng (chín bải bình luận về đảng cộng sản), do tờ báo Đại Kỷ Nguyên (dajiyuan.com) bắt đầu công bố từng bài cuối năm 2004, sau gộp lại thành sách.
khẩu khí ngận đại: khẩu khí rất lớn, ý là lối nói chuyện, hành văn đao to búa lớn (làm việc lớn, trả giá cao, v.v.); trong một số tình huống cụ thể, có thể ám chỉ về tính cách tự cao tự đại (cách nói của người Hoa).

7 tháng 12, 2011

Học viên Pháp Luân Công Hà Nội tham gia chạy bộ vỉ trẻ em nghèo (chạy Terry Fox)

Sáng 4/12, tại Hà nội khu vực hồ Tuyền Quang Quận Hai Bà Trưng, dưới tiết trời khá lạnh có hơn 10.000 người đã cùng chạy bộ quyên tiền tiền ủng hộ các bệnh nhân nghèo nhỏ tuổi mắc bệnh ung thư và bệnh tim bẩm sinh.

Hoạt động do Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, Các tổ chức hữu nghị Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Canada cùng tổ chức.

Hoạt động chạy bộ này có mặt tại Việt Nam từ năm 2000 với tên gọi là "chạy Terry Fox" đã thu hút đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia.

Cùng với các đoàn thể khác các học viên Pháp Luân Công Hà Nội đã góp thêm một viên gạch nhỏ giúp đỡ các em bé mắc bệnh hiểm nghèo trong không khí thanh bình của tiết trời vào đông giá lạnh.

Phản phất đâu đấy câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, "sống trong đời sống cần có một tấm lòng..."





















2 tháng 12, 2011

Bài viết của một học viên về "chỉnh thể"

Bài viết của một học viên về "chỉnh thể"


Vấn đề "chỉnh thể" các học viên Đại Pháp người Việt Nam hiện đang có nhiều vấn đề.  Sau đây là chia sẻ của một học viên nhắm vào nội dung đăng trên website www.minhhue.net về vấn đề "phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam" trong "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam"

Theo chúng tôi, tu luyện là nghiêm túc phi thường việc hiểu sai và lệch khỏi các khái niệm trong Đại Pháp sẽ rơi vào vũ trụ tương sinh tương khắc và không thể viên dung những gì cần thiết đồng thời sẽ đánh mất những gì đáng ra có thể cứu lại được gây tổn thất cho Đại Pháp.

Vậy thiết nghĩ những ai có trách nhiệm với Đại Pháp trong Ban biên tập minhhue.net cần phải suy nghĩ thật kỹ.

BĐQ - phapluaninfo.net
_________________________________________________________________________________

Gửi tới tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp người Việt toàn cầu.


Sau khi chia sẻ với một số đồng tu và coi lại các Kinh văn của Sư Phụ tôi mới nhận ra một vấn đề là không có cái gọi là "Chỉnh thể Việt Nam" như bấy lâu này mọi người vẫn gọi.


Tôi xin phép trích dẫn một số đoạn liên quan trực tiếp đến vấn đề này trong các Kinh văn của Sư Phụ:

"học viên cả trong lẫn ngoài Trung Quốc là một chỉnh thể" - Trích " Giảng Pháp tại Pháp Hội Great Lakes tại Bắc-Mỹ ngày 9 tháng Chạp, 2000"

"Chư vị là một chỉnh thể, giống như công của Sư phụ. Tất nhiên chư vị không phải là công; tôi lấy ví dụ vậy thôi. Cũng như công của tôi, đồng thời làm mọi thứ việc." – Trích "Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC"

"Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp đã vượt qua giai đoạn tu luyện cá nhân; giờ đây, vì sự thúc đẩy cấp tốc của Chính Pháp hồng thế, [nên] giai đoạn chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp cũng gần đến [bước] hoàn thành, [và] lịch sử sẽ mau chóng tiến nhập sang giai đoạn mới. Bắt đầu từ nay [trở đi], nhất là [với] các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, học viên mới và cũ, [cần phải] vứt bỏ tâm chấp trước của người thường vốn vẫn giữ từ lâu, và bắt đầu toàn diện khẩn [cấp] cứu độ thế nhân" - Trích Kinh văn "Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân"

"Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, hết thảy những gì làm trong Chính Pháp thì tôi đều khẳng định, đều là đang làm những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm. Cách làm khác nhau chính là phương thức trong khi Pháp đang vận chuyển mà phân công một cách hữu cơ, còn Pháp lực là triển hiện trên chỉnh thể." - Trích "Lời bình của Sư phụ trong bài Không phân biệt hạng mục công tác Chính Pháp, Đại Đạo vô hình mà có chỉnh thể"

Theo tôi thấy chỉ có "Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp" chứ không có cái gọi là "Chỉnh thể Việt Nam". Nếu gọi như vậy thì có khác chi mình đang tự tách mình ra khỏi "Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp".

Như trích dẫn Kinh văn ở trên Sư Phụ đã giảng "Pháp lực là triển hiện trên chỉnh thể", cũng chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng sở dĩ bấy lâu nay ngoài 4 lần PCN chung toàn cầu, các học viên người Việt còn PCN thêm 3 lần theo "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam" nhưng không đạt được kết quả tốt, kết quả là ngày càng xuất hiện nhiều những nhân tố can nhiễu.

Tại đây cũng kính mong Ban biên tập Minh Huệ tiếng Việt xem sét lại cái gọi là "chỉnh thể học viên Việt Nam" như đã đăng trong bài "Thông báo phát chính niệm hỗ trợ chỉnh thể học viên Việt Nam"

Trong Đại Pháp chỉ có một Sư Phụ và cũng chỉ có một "Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp" mà thôi.

Có gì không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Link tham khảo:

Một học viên Pháp Luân Công